Van công nghiệp là một phần không thể thiếu trong các hệ thống máy móc công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất có lẽ đã quen thuộc với những kiểu van như van cầu, van dao, van cổng, van bướm hoặc đã quen thuộc với những thương hiệu như là van Kitz, van Yoshitake, van Ebro, van Arita, van Tozen. Nếu phân loại van theo mức độ tương thích của các hệ thống máy móc công nghiệp hiện nay thì được chia thành hai loại van lớn, đó van công nghiệp hệ hơi và van công nghiệp hệ khí nén. Trong bài viết này, Tase Group xin gửi thông tin đến với quý doanh nghiệp về các sản phẩm van công nghiệp hệ khí nén. Cùng tìm hiểu cùng Tase nhé!
1. Van công nghiệp hệ khí nén là gì?
Trước tiên để hiểu về những dòng van công nghiệp hệ khí nén. Bạn cần biết được khái niệm khí nén là gì.
Khí nén (Compressed Air), cũng như hơi nước, mà một năng lượng để tạo ra sức mạnh cho các máy móc công nghiệp được vận hành một cách trơn tru nhất. Khí nén được tạo ra từ những vật dụng gọi là khí cụ dùng để nén không khí dưới một áp suất 3000 hoặc 3600psi. Ngày nay, các loại máy nén khí này được dùng trong các ngành công nghiệp nặng hoặc là những ngành công nghiệp dân dụng khác nhau. Và để sử dụng những bình khí nén này thì ta cũng cần có những thiết bị đi cùng như là bình khí, bình tích ứng hay là máy nén khí.


Các dòng van công nghiệp hệ khí nén của thương hiệu Yoshitake
Van công nghiệp hệ khí nén tức là những dòng van công nghiệp được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp có sử dụng nguồn năng lượng từ khí nén. Chức năng chính của những dòng van này đó chính là khả năng điều tiết lưu lượng của các dòng khí nén trong hệ thống đường ống nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng khí nén trong các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Một số chức năng chính của van công nghiệp hệ khí nén bao gồm:
– Khả năng điều tiết dòng khí: Giúp hỗ trợ kiểm soát tốc độ và và lưu lượng khí nén trong hệ thống một cách cực kỳ hiệu quả.
– Khả năng chuyển đổi hướng dòng chảy một cách linh hoạt: Van công nghiệp hệ khí nén giúp hỗ trợ hoạt động của xi lanh nén khí hoặc là động cơ khí nén.
– Khả năng đóng mở một cách cực kỳ nhanh chóng: Các sản phẩm van khí nén còn có khả năng đóng mở một cách cực kỳ nhanh chóng, từ đó giúp cho bạn có thể điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy khí nén một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van khí nén
Van công nghiệp hệ khí nén nhìn chung cũng khá đa dạng về kích cỡ, hay cấu trúc kỹ thuật. Tuy nhiên về mặt cấu trúc chung và nguyên lý hoạt động thì gần như những dòng van công nghiệp hệ khí nén đều có điểm tương đồng với nhau.
Cấu tạo của van công nghiệp hệ khí nén
– Thân van: Được chế tạo từ thép không gỉ, nhôm hoặc đồng thau nhằm đảm bảo độ bền cao, chịu áp lực lớn và chống ăn mòn trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
– Cửa van (Port): Có thể gồm 2, 3, 4 hoặc 5 cửa để điều hướng dòng khí nén, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể trong hệ thống.
– Bộ truyền động (Actuator): Đối với van điện từ, bộ truyền động là cuộn coil điện từ; còn đối với van điều khiển khí, cơ cấu truyền động là piston hoặc màng chắn vận hành nhờ áp lực khí nén.
– Lò xo hồi vị (hay còn gọi là lò xo hồi phanh): Công dụng của lò xo giúp đảm bảo van trở về trạng thái ban đầu khi tín hiệu điều khiển ngừng cấp, giúp duy trì hoạt động ổn định.
– Màng chắn hoặc piston: Giúp thực hiện cơ chế đóng/mở dòng khí nén một cách nhanh chóng và chính xác.
– Gioăng làm kín: Ngăn chặn rò rỉ khí nén, đảm bảo độ kín tối ưu, góp phần nâng cao tuổi thọ van.
Nguyên lý hoạt động của van công nghiệp hệ khí nén
Các dòng van công nghiệp hệ khí nén nói chung đều có những nguyên lý hoạt động sau:
Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén vận hành dựa trên nguyên lý sử dụng cuộn coil van điện từ để kiểm soát luồng khí trong hệ thống. Khi cấp điện, dòng điện đi qua cuộn dây tạo ra từ trường, hút lõi van di chuyển, từ đó mở cửa khí nén và cho phép khí đi qua. Quá trình này giúp điều khiển các cơ cấu chấp hành như xi lanh hoặc động cơ khí nén. Khi ngắt điện, từ trường mất đi, lò xo hồi vị đẩy lõi van trở về vị trí ban đầu, đóng luồng khí. Cơ chế này đảm bảo đóng/mở nhanh chóng, chính xác, đáp ứng tốt các yêu cầu điều khiển tự động trong công nghiệp.
Van điều khiển khí nén
Van điều khiển khí nén hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng áp lực khí nén để kiểm soát trạng thái đóng/mở của van. Khi khí nén được cấp vào bộ truyền động, áp suất khí sẽ đẩy piston hoặc màng chắn, tạo lực tác động để mở van, cho phép dòng chảy đi qua. Khi ngừng cấp khí, lò xo hồi vị sẽ đẩy piston hoặc màng chắn về vị trí ban đầu, đóng van lại. Cơ chế này giúp van vận hành ổn định, không phụ thuộc vào nguồn điện, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
Van cơ khí nén
Van cơ khí khí nén hoạt động dựa trên tác động trực tiếp từ lực cơ học, thông qua các cơ cấu như cần gạt, nút nhấn hoặc đòn bẩy. Khi người vận hành hoặc một cơ cấu cơ học tác động lực lên bộ điều khiển, cơ chế bên trong van sẽ thay đổi trạng thái, mở hoặc đóng đường dẫn khí nén. Khi lực tác động ngừng, lò xo hồi vị hoặc cơ chế giữ vị trí sẽ đưa van trở lại trạng thái ban đầu. Loại van này có độ tin cậy cao, phù hợp với các hệ thống yêu cầu điều khiển đơn giản, không phụ thuộc vào điện hoặc khí nén điều khiển.
3. Van công nghiệp hệ khí nén cần đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật gì?
Bởi vì đây là một trong những sản phẩm van công nghiệp được dùng trong rất nhiều ngành công nghiệp, sản xuất khác nhau nên các sản phẩm van cần có những tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp, cụ thể:
Tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo
Các tiêu chuẩn thiết kế và chế tạo này đảm bảo các dòng van công nghiệp được thiết kế và chế tạo theo đúng chuẩn mực trong ngành công nghiệp sản xuất hiện đại. Cụ thể có những tiêu chuẩn sau:
– ASTM (American Society for Testing and Materials): Tiêu chuẩn quốc tế về vật liệu và thiết kế van.
– ISO 5599/ISO 5783: Tiêu chuẩn quốc tế về van khí nén, đảm bảo khả năng lắp ghép và thay thế giữa các nhà sản xuất khác nhau.
– DIN (Deutsches Institut für Normung – Đức): Tiêu chuẩn Châu Âu về thiết kế, kích thước và khả năng chịu áp lực của van.
Tiêu chuẩn kích thước và kết nối
Bởi vì đặc thù các dòng van công nghiệp đó là kết nối với hệ thống đường ống dẫn trong các nhà máy công nghiệp, vì thế cho dù là van công nghiệp hệ hơi hay là hệ khí nén thì vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn kích thước và kết nối cụ thể. Cụ thể:
– ASME B16.10: Xác định khoảng cách giữa các mặt bích, đảm bảo khả năng lắp đặt chính xác.
– NPT/BSP (National Pipe Thread/British Standard Pipe): Tiêu chuẩn ren kết nối đường ống khí nén.
– Flange Standards (ASME, DIN, JIS): Quy định về kết nối mặt bích, đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống.
Tiêu chuẩn kiểm tra và thử nghiệm
Một trong những tiêu chuẩn đối với van công nghiệp không kém phần quan trọng đó chính là tiêu chuẩn kiểm tra và thử nghiệm. Những tiêu chuẩn kiểm tra và thử nghiệm chính bao gồm:
– API 598: Tiêu chuẩn kiểm tra rò rỉ, độ kín của van công nghiệp.
– ISO 1219-1: Quy định về ký hiệu và phương pháp thử nghiệm van khí nén trong hệ thống thủy lực và khí nén.
Tiêu chuẩn về hiệu suất và an toàn
Van công nghiệp hệ khí nén cần phải đảm bảo sự an toàn trong thiết kế, vì thế các tiêu chuẩn về hiệu suất và an toàn phổ biến có thể kể đến:
– ISO 4414: Yêu cầu an toàn trong hệ thống khí nén, đảm bảo van hoạt động không gây nguy hiểm.
– CE Marking (European Conformity): Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn khi lưu hành tại thị trường Châu Âu.
4. Các dòng van công nghiệp hệ khí nén hiện nay
Một số các dòng van công nghiệp hệ khí nén phổ biến hiện nay có thể kể đến:
Van điện từ khí nén
Van điện từ khí nén giúp điều khiển dòng khí lưu thông trong hệ thống khí nén bằng cách sử dụng cuộn coil điện từ. Khi cấp điện, cuộn dây sinh từ trường hút lõi van, mở đường dẫn khí. Khi ngắt điện, lò xo hồi vị đưa van về trạng thái ban đầu, ngăn dòng khí.
Van điện từ có nhiều loại như 2/2, 3/2, 5/2 hoặc 5/3, phù hợp với các yêu cầu điều khiển khác nhau. Nhờ khả năng đóng/mở nhanh, chính xác và tự động, loại van này được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển khí nén công nghiệp.
Van cơ khí nén
Van cơ hệ khí nén hoạt động dựa trên lực tác động cơ học như nút nhấn, cần gạt, hoặc bàn đạp. Khi lực tác động được truyền đến, van sẽ thay đổi trạng thái để cho phép khí nén đi qua hoặc ngăn chặn dòng khí. Khi ngừng tác động, lò xo hồi vị hoặc cơ chế giữ vị trí sẽ đưa van về trạng thái ban đầu. Với thiết kế đơn giản, độ bền cao và không phụ thuộc vào nguồn điện, van cơ khí khí nén phù hợp với các hệ thống yêu cầu điều khiển thủ công.
Van điều khiển khí nén
Những sản phẩm van điều khiển khí nén là một thiết bị đóng mở tự động hoạt động dựa trên áp lực của khí nén. Loại van này thường được kết hợp với các loại van khác như van bướm, van bi hay van cổng để điều chỉnh lưu lượng và hướng dòng khí. Một ưu điểm nổi bật của van điều khiển khí nén là khả năng hoạt động ổn định và an toàn trong các môi trường có yêu cầu cao về độ tin cậy. Đặc biệt, van khí nén không phụ thuộc vào nguồn điện, giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ngay cả khi xảy ra sự cố mất điện.
Van một chiều khí nén
Van một chiều khí nén là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống khí nén. Van hoạt động theo nguyên tắc cho phép khí nén đi qua theo một hướng duy nhất và ngăn chặn dòng khí chảy ngược lại. Nhờ vậy, van một chiều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống khí nén. Khi áp suất trong hệ thống giảm hoặc có sự cố xảy ra, van một chiều sẽ tự động đóng lại, ngăn chặn hiện tượng mất áp suất đột ngột và bảo vệ các thiết bị khác khỏi bị hư hỏng.
Van tiết lưu khí nén
Những dòng van tiết lưu khí nén giúp điều chỉnh vận tốc chuyển động của các thiết bị khí nén như xi lanh, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống. Bằng cách điều chỉnh lưu lượng khí nén một cách chính xác, van tiết lưu giúp cho các động tác của xi lanh diễn ra mượt mà, trơn tru hơn, tránh được các hiện tượng va chạm mạnh hoặc quá tải. Ngoài ra, van tiết lưu còn giúp bảo vệ các thiết bị khí nén khác khỏi bị hư hỏng do quá trình vận hành quá nhanh hoặc quá chậm.
5. Thương hiệu van công nghiệp hệ khí nén phổ biến hiện nay
Thương hiệu van công nghiệp hệ khí nén nổi tiếng nhất có thể kể đến đó chính là van Yoshitake. Thương hiệu Yoshitake là một trong những thương hiệu van công nghiệp Nhật Bản có tuổi đời lâu năm trên thị trường. Những sản phẩm van công nghiệp nói chung và van công nghiệp hệ khí nén nói riêng đến từ thương hiệu Yoshitake luôn được đánh giá cao trên thị trường và được các doanh nghiệp trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Ngoài thương hiệu Yoshitake ra, thì Ebro cũng là một trong những thương hiệu van cũng khá là ưa chuộng đối với các doanh nghiệp trong nước. Ebro là thương hiệu van đến từ Đức, do đó các sản phẩm van công nghiệp Ebro luôn đạt tiêu chuẩn van đến từ châu Âu. Tất nhiên vì xuất xứ đến từ Châu Âu nên giá thành của van Ebro cao hơn so với Yoshitaka hay là những sản phẩm van công nghiệp Nhật Bản khác. Tuy nhiên
6. Mua van công nghiệp hệ khí nén giá tốt, ưu đãi tại Tase Group
TASE Group là nhà phân phối các van công nghiệp hệ khí nén hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi luôn cam kết nhập hàng chính hãng, mức giá ưu đãi lớn đồng thời luôn theo dõi sát sao những nhu cầu của thị trường để có thể cung cấp cho quý doanh nghiệp những dòng van công nghiệp chính hãng hàng đầu thế giới.
Liên hệ với TASE Group ngay hôm nay để được tư vấn!
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần công nghiệp Tase
– Địa chỉ: 350/54/35D8 Lê Đức Thọ, P. 6, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Hotline: 0862 094 586 | 0862 305 486 |0862 387 586
– Email: to@tasegroup.vn
– Website: tasegroup.vn