[Tổng hợp] Các loại van cấp cho hệ thống xử lý nước

71 / 100

Những hệ thống xử lý nước là một phần thiết yếu trong các khu công nghiệp – nơi tập trung nhiều nhà máy phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, các hệ thống xử lý nước này còn giúp xử lý nước sinh hoạt trong các tòa nhà, cao ốc, khu căn hộ nhằm phục vụ dân sinh. Để cho những hoạt động xử lý nước tại những nơi này hoạt động một cách trơn tru, các loại van công nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp điều tiết, xử lý hiệu suất của dòng nước đang hoạt động luân chuyển bên trong các hệ thống đường ống. Trong bài viết này, TASE Group sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin về các loại van cấp cho hệ thống xử lý nước hiện tại tại Việt Nam.

van cấp xử lý nước thải

Van cấp xử lý nước thải là một trong những thiết bị quan trọng (Ảnh: Internet)

1. Hệ thống xử lý nước là gì?

Như chúng ta đã biết, các nhà máy sử dụng nước (nhất là những nhà máy hóa chất) để sản xuất ra các sản phẩm, nguồn nước sau khi đã được sử dụng sẽ thải ra môi trường bên ngoài. Đây là nguồn nước chứa nhiều hóa chất và những chất bẩn hóa học, nếu thải ra bên ngoài thì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất, xăng dầu đều cần phải lưu ý đến nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài này, nếu không sẽ bị phạt bởi các cơ quan chức năng.

Hệ thống xử lý nước (hay còn gọi là hệ thống xử lý nước thải) là tập hợp một hệ thống xử lý nước đơn lẻ với mục tiêu là đảm bảo nguồn nước xả ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép. Tùy vào loại hình sản xuất và kinh doanh của từng doanh nghiệp mà hệ thống xử lý nước thải cần đạt những tiêu chuẩn khác nhau. Những công nghệ xử lý đơn lẻ cũng theo một quy trình mà xử lý các loại nước thải do từng loại hình doanh nghiệp thải ra.

Các công đoạn trong hệ thống xử lý nước bao gồm:

  • Xử lý cơ học: Loại bỏ rác, cặn bã, dầu mỡ bằng các phương pháp như tách rác, lắng cát, tách dầu mỡ,… nhằm làm sạch sơ bộ nước thải.
  • Xử lý hóa học: Điều chỉnh pH, loại bỏ cặn lơ lửng, kim loại và các chất vô cơ thông qua các quá trình trung hòa pH, keo tụ – tạo bông – lắng, tuyển nổi,…
  • Xử lý sinh học: Ứng dụng các quá trình kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để phân hủy các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm.
  • Lọc nước: Loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại, với mức độ lọc phụ thuộc vào quy định xả thải về hàm lượng chất rắn trong nước thải.

2. Vai trò của van cấp cho hệ thống xử lý nước

Van cấp cho hệ thống xử lý nước là những loại van công nghiệp được sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải. Chức năng chính của những dòng van này đó chính là điều tiết, đóng mở đường ống dẫn nước trong hệ thống xử lý nước thải được trơn tru hơn.

Trong quá trình vận hành hệ thống nước thải, những loại van có chức năng điều chỉnh và ngăn chặn dòng lưu chất đi qua. Các hệ thống xử lý nước sẽ hoạt động trơn tru hơn. Bởi vì các dòng van này được lắp đặt ngay ở bên trong hệ thống xử lý nước thải nên chúng phải được làm từ chất liệu chống ăn mòn (vì trong nước thải có chứa những chất hóa học và chất bẩn). Một số chất liệu phổ biến của những dòng van cấp cho hệ thống xử lý nước này đó chính là nhựa hoặc là inox chống ăn món.

Nhìn chung, van cấp cho hệ thống xử lý nước sẽ có những vai trò nổi bật như:

2.1 Tăng cường hiệu quả vận hành tối ưu cho hệ thống xử lý nước thải

Van công nghiệp trong hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để đóng mở nhanh chóng và chính xác, đảm bảo quy trình xử lý diễn ra liên tục và hiệu quả. Khả năng kiểm soát dòng chảy vượt trội của một số dòng van giúp đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của hệ thống, đảm bảo nước thải được xử lý đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, các loại van nước Nhật Bản gần như đang dẫn đầu thị trường van công nghiệp trong việc tăng cường hiệu suất vận hành cho hệ thống xử lý nước thải.

2.2 Đa dạng nhiều sự lựa chọn trên thị trường

Các mẫu van công nghiệp nói chung và van cấp cho hệ thống xử lý nước thải nói riêng đều có đa dạng mẫu mã trên thị trường, từ đó mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu công việc và ngân sách. Các phương thức kết nối linh hoạt của van cũng giúp tương thích với nhiều hệ thống ứng dụng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt và bảo trì.

2.3 Các mẫu van cấp cho hệ thống xử lý nước đều có độ bền vượt trội

Hầu hết các mẫu van cấp cho hệ thống xử lý nước trên thị trường đều được làm từ chất liệu inox cao cấp được sử dụng phổ biến trong sản xuất van xử lý nước thải, mang lại khả năng chống ăn mòn tuyệt đối. Điều này đảm bảo van hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ và áp suất cao, kéo dài tuổi thọ sử dụng và giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cho hệ thống.

2.4 Van cấp cho hệ thống xử lý nước đảm bảo tính thẩm mỹ

Chất liệu inox sáng bóng không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn giúp bề mặt van dễ dàng vệ sinh, lau chùi. Điều này đặc biệt quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, nơi vấn đề vệ sinh luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

3. Các loại van cấp cho hệ thống xử lý nước

Dưới đây là một số dòng van cấp cho hệ thống xử lý nước phổ biến được các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam ưa chuộng:

3.1. Van cổng

Van cổng có thiết kế với cánh van (đĩa van) di chuyển lên xuống theo phương thẳng đứng để kiểm soát dòng chảy. Nó thường có hai loại: van cổng ty chìm và van cổng ty nổi. Vật liệu chế tạo thường là gang, thép không gỉ hoặc đồng để chống ăn mòn.

Ưu điểm của van cổng

  • Khả năng đóng/mở hoàn toàn, cho phép dòng chảy không bị cản trở.
  • Tổn thất áp suất thấp khi mở hoàn toàn.
  • Tuổi thọ cao khi sử dụng trong môi trường nước thải ít tạp chất rắn.

Nhược điểm của van cổng

  • Thời gian đóng/mở chậm hơn so với các loại van khác.
  • Không phù hợp để điều tiết lưu lượng, chỉ thích hợp để đóng/mở hoàn toàn.
  • Có thể bị kẹt do cặn bẩn trong nước thải.

Van cổng có hai loại phổ biến, đó là van cổng ty nổi và van cổng ty chìm. Van cổng ty nổi là loại van có thiết kế trục van lộ hẳn ra ngoài, giúp người vận hành có thể dễ dàng quan sát sự thay đổi tình trạng đóng mở của van. Trái ngược với van cổng ty nổi, van cổng ty chìm có phần ty van nằm kín ở bên trong thân, người vận hành hệ thống xử lý nước sẽ khó thấy được trạng thái đóng mở của van.

3.2. Van bướm

Van bướm có đĩa tròn nằm ở giữa đường ống và xoay quanh trục để điều tiết dòng chảytrong hệ thống xử lý nước. Nó có thể được vận hành bằng tay gạt, tay quay hoặc bộ truyền động điện/khí nén.

Ưu điểm của van bướm:

  • Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, tiết kiệm không gian lắp đặt.
  • Thời gian đóng/mở nhanh.
  • Có thể sử dụng để điều tiết lưu lượng.

Nhược điểm của van bướm:

  • Khi mở một phần, đĩa van vẫn nằm trong dòng chảy nên gây tổn thất áp suất.
  • Không phù hợp với chất lỏng chứa nhiều hạt rắn vì có thể làm mòn đĩa van.

3.3. Van bi

Van bi có một viên bi rỗng ở giữa, khi xoay 90 độ, nó cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy. Van có thể có thiết kế hai ngã, ba ngã hoặc bốn ngã tùy theo ứng dụng.

Ưu điểm của van bi

  • Đóng/mở nhanh, dễ vận hành.
  • Độ kín cao, chống rò rỉ tốt.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi tạp chất trong nước thải.

Nhược điểm của van bi

  • Không thích hợp để điều chỉnh lưu lượng chính xác.
  • Chi phí cao hơn so với van bướm.

3.4. Van một chiều

Van một chiều cho phép dòng chảy chỉ theo một hướng, ngăn chặn dòng chảy ngược có thể gây hư hại hệ thống. Có các loại phổ biến như van lò xo, van lá lật, và van bi một chiều.

Ưu điểm của van một chiều

  • Bảo vệ bơm và đường ống khỏi hiện tượng nước chảy ngược.
  • Hoạt động tự động, không cần tác động từ bên ngoài.
  • Độ bền cao, ít cần bảo trì.

Nhược điểm của van một chiều

  • Có thể gây tổn thất áp suất.
  • Nếu không bảo dưỡng thường xuyên, cặn bẩn có thể làm kẹt van.

3.5. Van xả khí

Van xả khí giúp loại bỏ khí tích tụ trong đường ống để tránh hiện tượng búa nước và giảm tổn thất áp suất. Nó có thể có dạng van xả khí tự động hoặc van xả khí tay.

Ưu điểm của van xả khí

  • Giảm áp suất dư thừa, bảo vệ hệ thống đường ống.
  • Cải thiện hiệu suất vận hành của hệ thống nước thải.

Nhược điểm của van xả khí

  • Cần bảo trì định kỳ để tránh kẹt do tạp chất trong nước thải.
  • Không có tác dụng kiểm soát dòng chảy, chỉ có chức năng xả khí.

4. Van cấp cho hệ thống xử lý nước của thương hiệu là tốt nhất trên thị trường?

Không có khái niệm sản phẩm là tốt nhất trên thị trường, thực tế mỗi sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Ở thị trường Việt Nam, các dòng van cấp cho hệ thống xử lý nước phổ biến nhất là những loại van công nghiệp Nhật Bản. Những thương hiệu nổi tiếng mà quý doanh nghiệp có thể tham khảo đó là van Kitz, van Yoshitake, van Toyo – Đây đều là những thương hiệu van công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời tại Nhật Bản. Các thương hiệu này đều có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam, do đó quý doanh nghiệp không cần quá lo lắng khi đặt hàng bất kỳ sản phẩm van cấp cho hệ thống xử lý nước nào tại Việt Nam.

5. Mua van nước từ các thương hiệu Nhật Bản nổi tiếng tại TASE Group

TASE Group hân hạnh là nhà phân phối van cấp cho hệ thống xử lý nước với mức giá tốt từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hãy liên hệ với chúng tôi ngày để nhận được báo giá tốt và được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi tư vấn tận tình.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần công nghiệp Tase

– Địa chỉ: 350/54/35D8 Lê Đức Thọ, P. 6, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Hotline: 0862 094 586 | 0862 305 486 | 0862 387 586

– Email: to@tasegroup.vn

– Website: tasegroup.vn

0
Contact Me on Zalo
0862 094 586 0862 305 486 0862 387 586